NẾU BẠN LÀ FITTER
Nếu bạn là Thợ cả Bạn là thợ cả (No.1 Oiler/ Mechanist), nhóm trưởng nhóm chấm dầu.
Tất nhiên, bạn là một chấm dầu lâu năm, có kinh nghiệm vè hoạt động và
sửa chữa, tháo lắp các thiết bị . Bạn sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Máy 2 (máy nhất cũ). Đồng thời, bạn phải tuân thủ ý kiến của
các Sĩ quan máy khác trong công việc. Vậy công việc cụ thể của bạn là
gì?
Công việc của bạn là:
1. Quản lí công việc nhóm chấm dầu bảo quản
Phải xem các chấm dầu là người giúp việc cho mình. Phải phân
công công việc cho họ hàng ngày. Phải huấn luyện và chỉ dẫn họ trong
công việc. Phải theo dõi và đánh giá chất lượng làm việc của mỗi chấm
dầu. Phải chú ý bảo đảm an toàn và nhắc nhở an toàn trong thời gian làm
việc
2. Thực hiện kế hoạch bảo quản và sửa chữa
Phải nghiên cứu trước nội dung bảo dưỡng theo kế hoạch hoặc
công việc sửa chữa do Máy 2 yêu cầu. Tổ chức thực hiện các công việc đó
theo yêu cầu của Máy 2 hoặc Sĩ quan đương ca.
3. Theo dõi tình trạng thiết bị. Giữ gìn sạch sẽ buồng máy và các dụng cụ
Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời những khiếm
khuyết trong buồng máy. Báo cáo những khiếm khuyết đó cho Máy 2 để có kế
hoạch khắc phục. Bố trí nhân lực để lau chùi buồng máy, thiết bị, dụng
cụ, gìn giữ buồng máy luôn sạch đẹp
4. Tham gia chuẩn bị máy khi tàu ra vào bến
Phải có mặt trong buồng máy mỗi khi tàu ra vào bến . Phải tham gia công việc chuẩn
bị theo yêu cầu của Máy 2 và Sĩ quan đương ca. Chỉ được rời buồng Máy khi có ý kiến của Máy 2
5. Tham gia trực ca biển hoặc ca bờ khi yêu cầu
Trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của Máy 2, phải tham gia trực ca biển hoặc bờ
6. Theo dõi công việc và việc tiêu thụ vật tư hàng ngày
Phải lập sổ theo dõi công việc và tiêu thụ vật tư hàng ngày.
Phải xuất trình sổ theo dõi công việc để máy 2 kiểm tra và thông qua
7. Phối hợp với Thủy thủ trưởng và bếp trưởng
Sẵn sàng phối hợp với Thủy thủ trưởng và Bếp trưởng trong việc xử lí các sự cố liên quan đến nghiệp vụ máy.
Tương tự như Thủy trưởng, Thợ cả đóng vai trò quan trọng
trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các thiết bị liên quan đến
nghiệp vụ máy. Thợ cả, tuyệt nhiên không phải đơn thuần là người biết
hàn cắt. Hay là người chỉ sao làm vậy. Thợ cả phải biết trước kế hoạch
bảo dưỡng, sửa chữa của bộ phận Máy. Chủ động tổ chức, thực hiện công
việc sửa chữa đó. Có như vậy mới phát huy hết vai trò của Thợ cả.